Khủng hoảng Krym 2014
Khủng hoảng Krym 2014

Khủng hoảng Krym 2014

 Nga[5] Ukraina Sergey Aksyonov
Rustam Temirgaliev
Volodymyr Konstantinov
Aleksei Chalyi Viktor YanukovychNgười biểu tìnhCác đơn vị tình nguyện[10]Bộ binh NgaNgười nổi dậy có vũ trangNgười biểu tìnhLực lượng quân sự UkrainaCuộc khủng hoảng Krym diễn ra sau cuộc đảo chính Ukraina năm 2014, trong đó chính phủ của tổng thống Viktor Yanukovych đã bị lật đổ. Liên quan đến sự bất ổn tại Ukraina năm 2014, các cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm dân tộc chủ yếu là người gốc Nga phản đối các sự kiện ở Kiev và muốn quan hệ gần gũi hoặc sáp nhập Krym vào nước Nga, ngoài việc quyền tự chủ mở rộng hoặc khả năng độc lập cho Krym[13]. Các nhóm khác, bao gồm cả người Tatar ủng hộ cuộc đảo chính [14]. Vào đêm 22, rạng sáng ngày 23 tháng 2 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với những người đứng đầu các cơ quan an ninh Nga đã ra lệnh: "Chúng ta phải bắt đầu việc thu hồi Krym về cho nước Nga".[15][16] Bốn ngày sau, vào ngày 27/2/2014, một nhóm người có vũ trang trùm mặt đã chiếm các tòa nhà chính quyền và quốc hội của Krym và cắm quốc kỳ Nga trên các tòa nhà này. Một nhóm khác mặt quân phục nhưng không đeo quân hiệu có vũ trang cũng đã chiếm hai sân bay ở Krym[17][18][19]. Tổng thống Ukraina Oleksandr Turchynov cũng đã cáo buộc Nga triển khai quân đội tại bán đảo Krym để kích động một "cuộc xung đột vũ trang" nhưng phía Nga phủ nhận cáo buộc này[20]. Ngày 1 tháng 3, Thượng viện Nga đã chấp thuận một kiến nghị của Tổng thống Nga Putin cho phép ông được quyền đưa quân vào Ukraina [20] hỗ trợ chính quyền mới do Sergey Aksyonov đứng đầu[21][22] Ngày 2 tháng 3 năm 2014, một số căn cứ quân sự Ukraina đã bị vây hãm hoặc bị tấn công[23][24]. Ukraina tuyên bố cảnh báo chiến đấu và ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Các nước G7 (Hoa Kỳ, Đức Nhật Bản, Canada, Pháp, Ý và Vương quốc Anh) lên án hành động của Nga tại bán đảo Krym, trong một bài tuyên bố chung được công bố bởi phủ tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 02.03.2014, rõ ràng là đã vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Ukraina. Đồng thời họ ngưng tất cả các chuẩn bị cho cuộc họp mặt G8 dự định vào tháng 6 tại Sotschi, Nga [25],[26],[27],[28]. Trong khi cùng ngày, Dmitry Medvedev, Thủ tướng Liên bang Nga, lên án Chính phủ của Yatsenyuk là bất hợp pháp.

Khủng hoảng Krym 2014

Nguyên nhân
Địa điểm
Tình trạng Đang diễn ra
Ngày 23 tháng 2 năm 2014–đến nay
Đặc điểm Các biểu tình phản đối
Cuộc xâm lược của quân đội Nga

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng hoảng Krym 2014 http://www.wienerzeitung.at/nachrichten/europa/eur... http://america.aljazeera.com/articles/2014/3/1/in-... http://www.aljazeera.com/news/europe/2014/01/thous... http://www.aljazeera.com/news/europe/2014/03/warni... http://www.bbc.com/news/world-europe-26354705 http://www.bbc.com/news/world-europe-26364891 http://www.bbc.com/news/world-europe-26367786 http://www.bbc.com/news/world-europe-26397323 http://www.bbc.com/news/world-europe-26414600 http://www.bbc.com/news/world-europe-26465962